HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY GPS RTK SQ-GNSS
Liên hệ
Hướng dẫn sử dụng nhanh máy GPS SQ-GNSS.
Máy GPS SQ-GNSS sử dụng phần mềm hoàn toàn bằng tiếng Việt, giúp người dùng dễ dàng sử dụng.
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY GPS RTK SQ-GNSS tối ưu hiệu quả
Quý khách có nhu cầu nhận báo giá & tư vấn, vui lòng để lại thông tin để bộ phận bán hàng có thể liên hệ và chăm sóc hoặc liên hệ trực tiếp thông qua Zalo và Số Điện Thoại để được tư vấn sớm nhất!
Thông số kỹ thuật của HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY GPS RTK SQ-GNSS
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY GPS RTK SQ-GNSS (Chạy trên hệ điều hành Android)
-
Các lưu ý trước khi vận hành máy.
Trước khi tiến hành đo đạc, cần kiềm tra kỹ các thiết bị của mình. Kiểm tra số liệu, đánh giá trực quan các điểm mốc mạng để đảm bảo các thiết bị vận hành chuẩn mực và số liệu đo đạc chính xác hơn.
- Mỗi ngày trước khi đo, cần kiểm tra các mốc hoặc các điểm “gửi”. Sau khi đo xong, cần kiểm lại các mốc hoặc các điểm “gửi” 1 lần nữa. Để đảm bảo không có sự cố nào xảy ra với thiết bị hoặc trạm máy trong quá trình đi đo.
- Jack và Dây Anten
- Khi vặn đầu Jack anten chỉ nên vặn vừa cứng tay, không nên siết cứng, lắc, xoắn sẽ dễ gây hỏng đầu.
- Dây anten cần phải buộc cố định vào sào, tránh để đong đưa sẽ nhanh hỏng đầu jack
Ø Jack nguồn
- Jack nguồn được sử dụng theo cơ chế đẩy và kéo thẳng. Tuyệt đối không được vặn, xoay hoặc xoắn sẽ gây đứt ruột dây bên
- Khi gắn vào: rà tìm đúng ngàm, nhấn mạnh đuôi jack vào.
- Khi tháo ra: nắm chặt vòng bao phía đầu kéo thẳng về phía
Ø Bảo quản máy lúc vận hành
- Tất cả các thiết bị GPS/GNSS đều tỏa nhiệt khi vận hành. Thiết bị SQ-GNSS sẽ tỏa nhiều nhiệt khi vận hành. Vì vậy cần tạo điều kiện cho thiết bị thoát nhiệt. Tránh để trong ba lô, giỏ xách kín hơi quá lâu. Có thể để trong ngăn lưới phía ngoài của ba lô.
-
Hướng dẫn cách cài đặt các ứng dùng SQ-GNSS.
Hệ thống phần mềm gồm 04 ứng dụng SQ-GNSS. Có thể cài miễn phí tự do từ cửa hàng CH Play của Google trên tất cả các thiết bị chạy hệ điều hành Android. Bằng cách tìm kiếm theo từ khóa SQ-GNSS.
III. Các chương trình đo ứng dụng (đo tĩnh/ đo động-RTK/ đo bố trí điểm).
- Chương trình đo tĩnh.
Chương trình này thường dùng đo quan trắc hay thành lập mốc mới với yêu cầu độ chính xác cao. Dữ liệu sau khi đo đạc được tính toán nội nghiệp bằng các phần mền chuyên dụng. Thời gian ca đo thường là 90 phút hoặc 120 phút tùy vào tính chất công việc.
Các bước thực hiện:
Bước 1: dựng máy tại điểm mốc cần đo. ( định tâm và cân bằng đế dọi tâm vào, lắp chảo vệ tinh Anten GNSS thu sóng) vào đế máy.
Bước 2: lắp các Jack và dây Angten. Jack nguồn vào máy thu GNSS và chảo thu vệ tinh. Cố định dây angten.
Bước 3: Bật Bluetooth trên điện thoại Android, mở Wifi hoặc 3G, 4G trên điện thoại. Kết nối Bluetooth với máy thu GNSS theo dúng tên trên máy thu. (mật khẩu kết nối thường là 0000 hoặc 1234).
Bước 4: sau khi kết nối được với máy đo GNSS, tiến hành vào các chương trình đo.
- Vào ứng dụng SQ-GNSS Config
- Tìm vào đúng tên máy thu GNSS đã kết nối Bluetooth trước đó và chọn “Kết nối SQ-GNSS”.
- Sau khi vào kết nối, người đo chọn vào đế độ “Đo Tĩnh”, như hình:
- Chọn vào “Lưu Cấu Hình Vào SQ-GNSS”, màn hình sẽ báo cài đặt chế độ đo tĩnh:
- Người dùng chọn “OK” rồi chọn tiếp “Đóng Kết Nối Và Thoát”.
- Tiếp theo nguời đo chọn tiếp vào ứng dụng “SQ-GNSS Đo Tĩnh”, sẽ được màn hình sau:
Người đo chọn vào đúng tên máy thu SQ-GNSS, sau đó “Kết nối SQ-GNSS”.
- Tiếp theo người đo tiến hành đặt tên cho file dữ liệu tại dòng tên file. Tên file bao gồm các thông tin :Mốc dựng máy. chiều cao máy.thời gian thu dữ liệu.
- Sau khi đặt tên file, người đo nhấn chọn vào “BẮT ĐẦU Lưu Dữ Liệu”. lúc này màn hình sẽ hiện thị như sau:
Dữ liệu sẽ được lưu vào file đã đặt. Thời gian thu máy và dung lượng file chứa được hiển thị cạnh bên.
- Khi kết thúc ca đo, người đo nhấn chọn vào nút đỏ trên góc phải màn hình để ngưng thu. Khi chọn nút đỏ, màn hình hiển thị:
- Người đo chọn “Ngưng Thu” và kiểm tra file dữ liệu. Dữ liệu được lưu tại bộ nhớ trong của máy, trong Folder GPS Data.
-
Chương trình đo động – đo RTK.
Chương trình đo RTK thường dùng trong việc đo khảo sát khu vực rộng lớn, đo cắm tim sơ bộ. .. Đo RTK thuận lợi hơn bởi trạm máy cố định cho bán kính đo đến 10km. Giúp đo đạc nhanh chóng hơn, không phải chuyển nhiều trạm phụ.
Đo RTK cần một máy dựng trạm cố định (Trạm Base). Còn lại có thể đo cho 1 đến vài máy đo động (Rover), các máy đo động có thể linh động. Đo đạc nhiều vị trí khác nhau, nhanh chóng hơn.
Hoặc người dùng có thể mua một mã Cors của Cục Đo đạc và Bản đồ để thực hiện. Khi sử dụng mã Cors, ta chỉ cần một thiết bị vẫn có thể hoạt động bình thường. Không cần trạm máy Base cố định. Với phạm vi hoạt động của trạm Cors có thể lến đến 40km, giúp nâng cao năng suất đo đạc lên gấp nhiều lần.
Các bước thực hiện đo đạc bằng trạm Base cố định.
- Lập trạm cố định (trạm Base)
Bước 1: dựng máy tại điểm mốc gốc (định tâm và cân bằng đế dọi tâm vào, lắp chảo vệ tinh (Anten GNSS thu sóng) vào đế máy.
Bước 2: lắp các Jack và dây Angten, Jack nguồn vào máy thu GNSS và chảo thu vệ tinh, cố định dây angten.
Bước 3: Bật Bluetooth trên điện thoại Android, mở Wifi hoặc 3G, 4G trên điện thoại. Kết nối Bluetooth với máy thu GNSS theo dúng tên trên máy thu, (mật khẩu kết nối thường là 0000 hoặc 1234).
Bước 4: sau khi kết nối được với máy đo GNSS, tiến hành vào các chương trình đo.
- Vào ứng dụng SQ-GNSS Config
- Tìm vào đúng tên máy thu GNSS đã kết nối Bluetooth trước đó và chọn “Kết nối SQ-GNSS”.
- Sau khi kết nối với SQ-GNSS, được màn hình sẽ báo cấu hình SQ-GNSS, lúc này người đo chọn vào chế độ “Base” như hình:
- Tiếp theo người đo sẽ nhập tọa độ tại mốc gốc vào trạm Base, bằng cách nhấn chọn vào điểm “Mở rộng>”, màn hình hiển thị:
Người đo nhấn chọn sang điểm “VN2000” và nhập tọa độ mốc vào.
Hướng dẫn sử dụng máy GPS RTK SQ-GNSS
(Lưu ý: Khi đo tại địa phương nào người đo nên chuyển hệ kinh tuyến trục về đúng địa phương đo, trong hình là kinh tuyến trục Cần Thơ 105000’. Khi nhập tọa độ XYZ vào, tại dòng cao độ Z, người đo cộng cả cao độ mốc và chiều cao máy rồi mới nhập vào.).
- Sau khi nhập tọa độ xong nhấn chọn “OK”.
- Nếu không có tọa độ tại mốc gốc dựng máy, người đo có thể gải định tọa độ và chọn sử dụng tọa độ gần đúng của vị trí đứng, bằng cách nhấn vào “dấu 3 chấm” trên góc phải màn hình:
Chọn vào dòng “Lấy tọa độ gần đúng”, sau đó nhấn OK
- Tiếp theo nhấn chọn vào “Lưu Cấu Hình Vào SQ-GNSS”, màn hình hiển thị:
- Sau đó nhấn “Đóng Kết Nối Và Thoát”.
- Tiếp theo người dùng vào ứng dụng SQ- GNSS Base:
Chọn vào tên máy đã kết nối tại Config và kết nối lại một lần nữa.
(Kết nối xong tên màn hình sẽ hiển thị một tên máy chủ và một Base Port, người đo ghi nhận số này lại để sau đó cài đặt cho máy Rover.)
- Tiếp theo người đo chọn “ Kết Nối Với Máy Chủ”:
- Kết nối máy chủ xong, màn hình hiển thị:
- Khi màn hình hiển thị như trên thì lúc này trạm máy cố định Base đã được thiết lập xong, dữ liệu đang được thu.
-
Lập trạm Rover
- Sau khi lập trạm Base xong, lúc này ta sử dụng một máy khác để cài đặt Rover và đo đạc. Tiến hành lắp chảo angten, các Jack angten và Jack nguồn vào, vố định dây angten.
- Sử dụng điện thoại, mở ứng dụng SQ-Config lên:
- Tìm về tên máy của mình và nhấn “ Kết Nối SQ-GNSS”, hiển thị:
- Nhấn chọn vào chế độ Rover, và “Lưu Cấu Hình Vào SQ-GNSS”, màn hình hiển thị:
Sau khi Lưu cấu hình xong, nhấn “Đóng Kết Nối Và Thoát”
- Tiếp theo vào ứng dụng SQ-GNSS Rover:
- Vào tên máy đã kết nối tại Config để kết nối lại một lần nữa. Tiếp theo người chọn máy chủ và nhập Base Port ( tên máy chủ và Base Port dựa vào trạm Base trước đó).
- Tiếp theo người đo nhấn “Kết Nối Base-Data Server”, màn hình hiển thị:
- Kết nối xong, người đo nhấn vào “Log Dữ Liệu”, màn hình hiển thị:
- Người đo dựng máy thu Rover thẳng và ổn định tại vị trí cần đo trong vài phút, đến khi nào trên dòng “Loại Fix: RTK-4”, các thông số sai lệch chuyển sang màu xanh lá như hình dưới:
- Người đo nhập vào dòng “D.C Anten” cao độ của Anten, nhập vào tên điểm vào và nhấn “Lưu Điểm”. Sau khi đo xong, chuyển sang điểm tiếp theo thực hiện tương tự.
-
Chương trình đo bố trí điểm.
- Chương trình đo bố trí điểm cho độ chính xác đến cm, nếu đặt máy ổn định và đủ lâu, độ chính xác sẽ đạc đến mm. Để đo được chương trình đo bố trí điểm, người đo cần thực hiện các thao tác đo động – RTK (bao gồm lập trạm Base và trạm Rover).
- Tại máy đo Rover, nguời đo nhấn chọn vào “dấu 3 chấm trên góc bên phải”, hiển thị:
- Nhấn chọn vào “Chế Độ Tìm Điểm”, màn hình hiển thị:
Người đo chọn vào dòng “Chế độ tìm điểm (stake out)” và dòng “Chế độ tìm điểm theo đường thẳng”.
- Nhấn chọn vào dòng chữ mà xanh “/store/emulated/0/GPS_Data…….” Để mở file dữ liệu lên:
Hướng dẫn sử dụng máy GPS RTK SQ-GNSS
Lưu ý: file số liệu đầu vào phải là dạng .csv với định dạng như sau: Tendiem,toadoX,toadoY,caodoZ
Một file có thể chứa nhiều điểm, nhưng 1 lần chỉ load được 20 điểm, để thay đổi, người đo chọn vào
số điểm được load lên là 20 điểm bắt đầu từ điểm 1.
- Sau khi chọn file người đo nhấn vào dòng tên điểm để chọn điểm cần tìm ra, chọn điểm đầu xong nhấn vào “điểm 1” > tiếp theo chọn điểm cuối và nhấn “điểm 2”
Trên hình điểm đầu là điểm C8, điểm cuối là C9, sau khi chọn xong điểm thì nhấn “Lưu lại”.
- Tiếp theo người đo cầm máy thu và di chuyển, quan sát sai số tại các dòng D1, P1 và D2, P2. Với giá trị D1, P1 là sai số tọa độ X và Y của điểm đầu, D2, P2 là sai số của điểm cuối. Người đo di chuyển sao đến điểm 1 thì sai số của D1, P1 về 0 là được. Đo xong người đo vào gọi các điểm tiế theo theo bước cách tương tự.
Reviews
There are no reviews yet.